Mục tiêu của tổ chức được đặt ra để đảm bảo các thành viên thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất. Vậy làm thế nào để xây dựng những mục tiêu này cho thành viên trong tổ chức, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Tổ chức là gì?
Tổ chức có tên gọi tiếng anh là Organization. Đó là tập hợp từ 2 cá nhân trở lên cùng làm việc vì mục tiêu chung được các thành viên quy định. Mỗi tổ chức có một định hướng riêng, tuy nhiên những tổ chức hầu hết đều có những đặc điểm chính:
Có mục đích hoạt động tương đối rõ ràng và cụ thể
Để có thể gắn kết các cá nhân cùng một đội nhóm, tổ chức thì trước hết cần xây dựng một mục tiêu chung phù hợp với nguyện vọng, mong muốn của tổ chức. Điều này sẽ góp phần định hướng và xác định tiêu chí hoạt động cho tổ chức.
Mang lại giá trị riêng
Dù hoạt động vì mục tiêu gì thì tổ chức chắc chắn cần phải mang lại hoặc nỗ lực theo đuổi một giá trị thiết thực vì cộng đồng.
Nỗ lực của cá nhân
Mọi hoạt động của bất kỳ cá nhân nào trong tổ chức cũng cần hướng tới mục tiêu để hoàn thành dự định đặt ra đạt hiệu quả cao nhất.
Tính tương tác cao
Các cá nhân trong cùng tổ chức có những điểm chung nhất định nên giữa họ phần nào có sự gắn kết. Trong quá trình làm việc, sự tương tác góp phần làm khăng khít hơn sợi dây gắn kết này.
Các loại cấu trúc tổ chức phổ biến
Có ít nhất 2 loại cơ cấu tổ chức trong cấu trúc tổ chức, ngoài ra còn rất nhiều các hình thức tổ chức nhỏ lẻ đang hoạt động, hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây
Cơ cấu tổ chức chính thức:
Là cơ cấu tổ chức các công việc và vị trí với hoạt động cũng như mối quan hệ cụ thể, bao gồm các loại chính sau:
– Tổ chức đường dây: Tổ chức đường dây là mô hình nhận thức lâu đời nhất và đơn giản nhất, trong đó giám sát viên có sự giám sát hoàn toàn đối với cấp dưới. Luồng thẩm quyền là từ người điều hành cấp cao nhất đến người ở cấp thấp nhất của tổ chức.
– Tổ chức chức năng: Cấu trúc tổ chức chức năng là một trong đó nhiệm vụ kỹ lưỡng là quản lý và chỉ đạo nhân viên, được nhóm lại theo chức năng hoặc loại công việc liên quan.
– Tổ chức Line and Staff: Kiểu cấu trúc tổ chức này là một sự cải tiến so với tổ chức đường truyền thống. Các hoạt động chính và hỗ trợ trong tổ chức và nhân viên có liên quan đến đường dây giám sát bằng cách bổ nhiệm giám sát viên và chuyên gia, những người có liên quan đến quyền hạn của đường dây.
– Tổ chức quản lý dự án: Tổ chức dự án không phải là một tổ chức độc lập. Thay vào đó, nó được thiết lập trong một tổ chức để hoàn thành các mục tiêu của dự án hoặc công ty. Nó được lãnh đạo bởi người quản lý dự án, người chịu trách nhiệm cho các mục tiêu dự án.
– Tổ chức ma trận: Tổ chức ma trận là cấu trúc mới nổi của tổ chức, là sự kết hợp giữa tổ chức chức năng và tổ chức dự án. Trong một tổ chức như vậy, các bộ phận chức năng như sản xuất, kế toán, tiếp thị, nguồn nhân lực, v.v … tạo thành một chuỗi chỉ huy theo chiều dọc, trong khi bộ phận dự án tạo thành dòng thẩm quyền theo chiều ngang.
Cơ cấu tổ chức không chính thức:
Mối quan hệ giữa thành viên không dựa trên thủ tục mà dựa trên thái độ, định kiến và lợi ích cá nhân.
Mục tiêu đích của tổ chức là gì?
Mỗi tổ chức đều có một mục tiêu hoạt động, mục đích và tôn chỉ hoàn toàn khác nhau. Song dù hoạt động trên lĩnh vực hay phương thức nào thì tổ chức đều mong muốn xây dựng được môi trường như sau:
Tạo môi trường phát triển chung
Tổ chức tạo cơ hội cho tất cả các cá nhân có cùng những đam mê, sở thích, khả năng,…, những người có nhiều điểm chung để họ có môi trường phát triển. Từ đó giúp những người có nguyện vọng thay đổi ngày một tích cực theo mong muốn.
Mang lại lợi ích cho cộng đồng
Những tổ chức chân chính được thành lập ra dù hoạt động với bộ máy ra sao đều có chung một mong muốn được cống hiến cho cộng đồng xã hội. Những sự kiện, chương trình họ xây dựng ra sẽ đem lại những giá trị riêng với con người và góp phần thay đổi một phần cuộc sống.
Tìm kiếm và thu hút người tài
Mỗi một tổ chức đều có những tiêu chí riêng để lựa chọn thành viên. Tuy nhiên nếu ở góc độ chung nhất, tổ chức nào cũng mong muốn tìm nhiều ứng viên phù hợp và có trình độ để đóng góp cho tổ chức. Đương nhiên, tổ chức cũng cần phải mang lại cho họ những giá trị tương tự thì mới có thể giữ chân những người này.
Tầm quan trọng của mục tiêu trong định hướng phát triển của tổ chức
Mục tiêu định hướng mọi hoạt động
Mục tiêu sẽ giúp tổ chức có những cái nhìn tổng quan và bước đầu xác định hướng đi của mình trong tương lai. Mục tiêu có vai trò giống như kim chỉ nam để tổ chức trả lời dễ dàng hơn cho những câu hỏi như: Chúng ta cần làm gì trong thời gian tới? Tại sao chúng ta cần làm như vậy? Cần bao nhiêu nhân lực để thực hiện điều đó?,…
Mục tiêu giúp tổ chức đo lường hiệu quả
Mục tiêu không phải là kế hoạch bằng lời mà cần được minh họa bằng những số liệu cụ thể. Mục tiêu này cũng giúp cho tổ chức đo lường được hiệu quả làm việc của mình một cách chính xác và có cơ sở
Mục tiêu là động lực của sự cố gắng
Khi có mục tiêu cụ thể, các thành viên trong tổ chức sẽ có động lực để hoàn thành hơn. Các mục tiêu không chỉ ảnh hưởng hành vi của bạn, hiệu suất công việc của bạn, mà còn kích thích não bộ và trạng thái tâm lý, huy động năng lượng tối ưu thôi thúc sự nỗ lực trong bạn. Hoàn thành mục tiêu, giúp bạn có thêm sức mạnh và động lực để phấn đấu cho những mục tiêu cao hơn, xa hơn.
Các bước xây dựng mục tiêu của tổ chức
Mục tiêu tổ chức được coi như kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Nhà quản lý tổ chức cần hoàn thiện bộ kế hoạch một cách hợp lý để điều hành tổ chức của mình. Sau đây là các bước để xây dựng mục tiêu:
Xác định sứ mệnh của tổ chức
Sứ mệnh là căn cứ trước tiên để thiết lập mục tiêu. Nếu không xác định được điều mình cần làm mọi hoạt động về sau của thành viên là hoàn toàn lệch hướng.
Sứ mệnh là lời đáp hợp lý cho câu hỏi: Tổ chức tồn tại để làm gì? Sứ mệnh sẽ quyết định mục đích của tổ chức xem họ đã, đang và sẽ mang lại giá trị gì cho cộng đồng.
Phân tích SWOT
Mô hình SWOT là cách tốt nhất để xác định rõ điểm mạnh yếu, cơ hội, thách thức. Từ đó tổ chức sẽ có những hình dung tổng quan về lĩnh vực mình hoạt động
Xem xét nguồn lực
Cân nhắc nguồn nhân lực cũng là hoạt động cần làm trong từng khoảng thời gian nhất định để xác định khả năng của tổ chức. Những yếu tố cần quan tâm là
– Ngân sách.
– Nhân lực
– Công nghệ.
– Văn hóa công ty.
– Hành vi người tiêu dùng.
– Xu hướng ngành…
Lắng nghe phản hồi từ thành viên
Mục tiêu của tổ chức muốn thực hiện được thì cần bắt đầu từ sự cố gắng của nhân viên. Vì thế người lãnh đạo nên lắng nghe để tiếp thu những đóng góp
Phân công nhiệm vụ cho đúng người
Khi nhiệm vụ được giao cho đúng người, hiệu quả có thể tăng lên đến 150%. Tổ chức nên lưu ý đến vấn đề này để có sự thống nhất trong phương pháp điều hành.
Trên đây là những thông tin liên quan đến việc xây dựng mục tiêu cho tổ chức. Chúc các bạn thành công!