Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Cách đặt tên công ty theo địa danh ngành nghề qua bài viết dưới đây nhé.
Cách đặt tên công ty theo địa danh ngành nghề
Tên doanh nghiệp là thông tin quan trọng, là bước ngoặc đầu tiên trong quá trình đăng kí hoạt động doanh nghiệp. Tên định hình thương hiệu doah nghiệp, đó là một trong những yếu tố bậc nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nên trước khia đăng ký doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn tên công ty hay, ý nghĩa. Hãy cùng Dịch vụ giấy phép kinh doanh tìm hiểu những thông tin sau đây nhé!
Đặt tên công ty theo địa danh:
- Lấy địa danh làm tên chính: Bất động sản Thăng Long, Nhà đất Thủ Đô, Bia Hà Nội …
- Lấy địa danh nổi tiếng về loại sản phẩm đang kinh doanh: Nước mắm Phan Thiết, Yến Khánh Hòa, Vang Đà Lạt, Chè Thái Nguyên …
- Lấy tên ghép của các quốc gia: Việt Trung, Việt Nhật, Việt Pháp, Việt Nga ….
- Lấy tên địa danh làm chỉ dẫn xuất xứ: Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm Long An …
Đặt tên công ty gợi nhắc đến ngành nghề kinh doanh:
Đặt tên công ty theo tên người sáng lập
Đặt tên công ty theo địa phương đặt trụ sở công ty
Đặt tên cho công ty bằng cụm từ viết tắt
Tham khảo thêm Thành lập doanh nghiệp trọn gói của Luật Vạn Tín chúng tôi sau khi tìm được tên doanh nghiệp thích hợp nhé
Những lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp:
- Loại hình doanh nghiệp: nếu là công ty cổ phần thì được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” v.v.
- Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký
- Trước khi đăng ký tên công ty, nên tham khảo tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký theo quy định của pháp luật và quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.
Tên trùng là tên tiếng Việt đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt đã đăng ký.
Tên gây nhầm lẫn:
- Tên tiếng Việt đề nghị đăng ký đọc giống như tên đã đăng ký.
- Tên viết tắt đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt đã đăng ký.
- Tên bằng tiếng nước ngoài đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài đã đăng ký.
- Tên riêng đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại: số tự nhiên, số thứ tự, chữ cái tiếng Việt, F, J, Z, W ở phía sau; ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”; từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước; từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
Một số điều cấm khác
- Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của công ty mình; trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Không được sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Bạn đang theo dõi bài viết Cách đặt tên công ty theo địa danh ngành nghề Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.