• Chuyển Đổi Số
  • Doanh Nghiệp
  • Blog
  • Kiến Thức
  • Tài Liệu Kế Toán
  • Thị Trường
  • Toplist
  • Thư Viện

Luật Vạn Tin

Luật Vạn Tin

Biên bản bàn giao tài sản và các loại tài sản có thể bàn giao

25/12/2023 by Luật Vạn Tin Leave a Comment

Hiểu rõ những quy trình, chính sách, điều khoản luật pháp để thực hiện công việc, vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và ít rủi ro nhất cho công ty, doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng  Luật Vạn Tín tìm hiểu thêm thông tin về Biên bản bàn giao tài sản và các loại tài sản có thể bàn giao qua bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục Bài Viết

  • Biên bản bàn giao tài sản và các loại tài sản có thể bàn giao
  • Định nghĩa
  • Mục đích của việc lập biên bản
  • Thông thường, biên bản bàn giao được sử dụng nhằm xác nhận việc bàn giao tài sản khi
  • Các loại tài sản có thể bàn giao
    • Tài sản cố định
    • TSCĐ hữu hình:
    • TSCĐ vô hình:
    • Tài sản công cụ – dụng cụ
  • Những lưu ý khi lập biên bản bàn giao

Biên bản bàn giao tài sản và các loại tài sản có thể bàn giao

Biên bản bàn giao tài sản và các loại tài sản có thể bàn giao là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vì đây là một trong những giấy tờ quan trọng thường xuyên được sử dụng trong đời sống. Cùng Luật Vạn Tín tìm hiểu các khái niệm, mẫu chuẩn và lưu ý khi tạo biên bản này nhé!

Định nghĩa

Mẫu biên bản bàn giao áp dụng trong nhiều trường hợp cụ thể. Khi ban giao tài sản là nhà, vật kiến trúc và các tài sản gắn liền với nhà, đất. Hoặc là bàn giao tài sản là phương tiện, máy móc, trang thiết bị. Mẫu biên bản bàn giao tài sản có thể dùng làm mẫu biên bản bàn giao tài liệu, bàn giao hàng hóa, công cụ dụng cụ, thiết bị…
Biên bản bàn giao tài sản và các loại tài sản có thể bàn giao

Mục đích của việc lập biên bản

Biên bản thể hiện sự chuyển giao tài sản giữa cá nhân, DN, tổ chức này cho cá nhân, DN, tổ chức khác. Thông qua đó, hai bên thống kê tài sản, công cụ, dụng cụ. Giúp quá trình bàn giao tài sản diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Sau khi bàn giao hoàn tất, người nhận bàn giao sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm bảo quản hoặc sử dụng tiếp tài sản theo quy định.

Thông thường, biên bản bàn giao được sử dụng nhằm xác nhận việc bàn giao tài sản khi

  • Hoàn thành xây dựng, mua sắm… tài sản.
  • Được người khác tặng, biếu, viện trợ, nhận góp vốn, thuê… và đưa vào sử dụng, bảo quản tại đơn vị khác.
  • Như vậy, việc bàn giao và lập thành biên bản có ý nghĩa như chứng cứ khi có tranh chấp (nếu có). Qua đó, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên.
Xem Thêm:   Quy trình kế toán bán hàng trong doanh nghiệp kinh doanh

Biên bản bàn giao tài sản và các loại tài sản có thể bàn giao

Các loại tài sản có thể bàn giao

Tài sản cố định

Tài sản cố định (TSCĐ) được định nghĩa là những loại tài sản đã được sử dụng tối thiểu một năm và có giá trị lớn (từ 30.000.000 VNĐ trở lên). Bản thân loại tài sản này lại được chia thành 2 loại nhỏ hơn đó là: tài sản cố định hữu hình và vô hình.

TSCĐ hữu hình:

Đây là loại tài sản có hình thái vật chất đủ tiêu chuẩn. Chúng vẫn giữ nguyên được hình thái ban đầu cho dù được sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh, sản xuất. Bao gồm: nhà cửa, xe cộ, các loại máy móc – thiết bị trong dây chuyền sản xuất. Người sở hữu có thể chuyển nhượng tài sản của mình cho cá nhân/tổ chức khác nếu không có nhu cầu sử dụng nữa. Và khi ấy họ phải dùng đến mẫu biên bản bàn giao TSCĐ.

TSCĐ vô hình:

Ngược lại với loại hữu hình, TSCĐ vô hình không có hình thái vật chất cụ thể. Nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ sản xuất, kinh doanh. Chúng bao gồm các nhân tố như: các sáng chế, công thức, quy trình, thương hiệu, quyền kinh doanh, hợp đồng… Loại tài sản này có thể được chuyển nhượng và người tiến hành chuyển nhượng cũng phải sử dụng biên bản bàn giao.
Biên bản bàn giao tài sản và các loại tài sản có thể bàn giao

Tài sản công cụ – dụng cụ

Tài sản công cụ – dụng cụ không được xếp vào nhóm tài sản cố định. Bởi vì chúng không đáp ứng được những yêu cầu cần có của loại tài sản này. Giá trị tài sản này thấp hơn TSCĐ và thời gian sử dụng ngắn hơn. Các loại tài sản công cụ dụng cụ đều được phép chuyển nhượng miễn là chúng còn giá trị sử dụng.

Những lưu ý khi lập biên bản bàn giao

Bởi ý nghĩa quan trọng của biên bản bàn giao nên cần phải lưu ý những điều sau:
  • Nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành bàn giao và lập biên bản.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin liên lạc giữa bên giao và bên nhận.
  • Ghi đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu nhất những thông tin quan trọng của tài sản. Như tên gọi, số lượng, thông số nhận dạng, tình trạng thực tế, giá trị của tài sản…
Xem Thêm:   6 cuốn cẩm nang kế toán gối đầu giường cho người mới bắt đầu
Biên bản bàn giao tài sản và các loại tài sản có thể bàn giao
  • Nêu cụ thể điều kiện cũng như trách nhiệm và cam kết đối với tài sản sau khi bàn giao.
  • Chữ ký của cả hai bên (nếu cần thiết có thể có cả chữ ký của người làm chứng).

Bạn đang theo dõi bài viết Biên bản bàn giao tài sản và các loại tài sản có thể bàn giao Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.

Bài viết liên quan

Chứng từ kế toán là gì và phương pháp chứng từ kế toán
Định khoản kế toán là gì? Nguyên tắc khi định khoản kế toán?
Định khoản kế toán là gì? Nguyên tắc khi định khoản kế toán?
quy-trinh-ke-toan-ban-hang-trong-doanh-nghiep-kinh-doanh
Quy trình kế toán bán hàng trong doanh nghiệp kinh doanh

Filed Under: Tài Liệu Kế Toán

Previous Post: « Các loại hình xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự hiệu quả
Next Post: Khái niệm Outsourcing là gì ? Và cách mà nó hoạt động như thế nào? »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Danh mục

  • Blog
  • Chuyển Đổi Số
  • Doanh Nghiệp
  • Kiến Thức
  • Tài Liệu Kế Toán
  • Thị Trường

Copyright © 2025 · Luật Vạn Tin - Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý Chuyên Nghiệp