Mô hình kinh doanh Canvas hiện đang được nhiều doanh nghiệp lớn như Google, BMW, Apple,… áp dụng và đạt được những thành công vang dội. Vậy điều gì đã khiến mô hình này trở nên thịnh hành tới vậy? Trong thực chiến, liệu mô hình Canvas liệu có đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp? Cùng Luật Vạn Tin khám phá ngay trong bài viết dưới đây.
Mô hình kinh doanh Canvas là gì?
Mô hình kinh doanh Canvas hay còn gọi bằng cái tên tiếng anh là Business Model Canvas (BMC) được phát triển bởi Alexander Osterwalder và Yves Pigneur. Theo cuốn “Business Model Generation” thì Canvas được định nghĩa là một mô hình kinh doanh bao gồm 9 thành tố tương ứng với 9 trụ cột khác nhau góp phần tạo nên tổ chức của một doanh nghiệp. Mục đích chính của mô hình là giúp các công ty có thể hợp nhất các hoạt động bán hàng thông qua việc minh hoạ các tiêu chí đánh đổi tiềm năng.
Mô hình kinh doanh Canvas hướng tới đơn giản hóa những bản ghi chép chiến lược bán hàng dày cộp và khiến chúng trở nên trực quan và dễ nắm bắt hơn. Ngày nay mô hình Canvas cũng được áp dụng tại nhiều công ty Việt Nam để có thể phân tích được tình hình công ty cũng như phương tối ưu tạo thêm nhiều lợi nhuận.
9 trụ cột chính trong mô hình kinh doanh Canvas bao gồm:
- Phân khúc khách hàng (Customer Segments)
- Phương án giá trị (Value Propositions)
- Kênh cung cấp (Channels)
- Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)
- Dòng doanh thu (Revenue Stream)
- Nguồn tiềm lực chính (Key Resources)
- Công việc chính (Key Activities)
- Đối tác chính (Key Partnerships)
- Cơ cấu chi phí (Cost Structure)
Ưu điểm của mô hình kinh doanh Canvas
Tư duy trực quan
Mô hình kinh doanh Canvas sẽ cho phép mọi thành tố được biểu diễn một cách trực quan để nhà quản lý có thể dễ dàng ra quyết định. Những công cụ từ mô hình này cung cấp một phân tích gọn gàng về những yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Từ đó nó giúp làm rõ định hướng mà công ty đang hướng tới thông qua mô hình kinh doanh của mình.
Nắm bắt mối quan hệ giữa 9 yếu tố
Mô hình kinh doanh Canvas cho phép nhà quản lý có thể tìm ra được mối quan hệ giữa 9 thành tố trong vận hành doanh nghiệp. Thông qua những công cụ này mà doanh nghiệp có thể nhìn ra những cơ hội mới cũng như xác định được phương hướng cải tổ doanh nghiệp trong tương lai.
Dễ dàng lưu hành
Nhờ việc ứng dụng mô hình Canvas trong kinh doanh mà việc tiếp cận hay chia sẻ giữa cấp lãnh đạo với nhân viên trở nên dễ dàng hơn. Mọi người có thể cùng nhau nắm bắt được nội dung, sửa đổi, bổ sung để khiến mô hình đã xác định ban đầu trở nên ngày càng hoàn thiện.
Nhanh chóng và tiện lợi
Mô hình Canvas có thể được in ra một tấm áp phích để nhân sự trong công ty dùng giấy nhớ để dán lên những từ khóa chính cần thiết. Từ đó, mọi người dễ dàng cùng nhau theo dõi những tác động của chúng tới hoạt động bán hàng trong tương lai.
Dễ dàng chia sẻ
Có thể hiểu Canvas chính là một công cụ thuận tiện và di động, giúp mọi người có thể dễ dàng truy cập và chia sẻ. Mô hình Canvas có thể được mô phỏng đầy đủ thông qua các bản vẽ hoặc có thể hợp tác giữa nhiều nhân sự để cùng nhau bổ sung để tạo thành một mô hình hoàn thiện.
9 yếu tố cần nắm kỹ trong mô hình kinh doanh Canvas
#1 Phân khúc khách hàng (Customer Segments)
Để ứng dụng mô hình kinh doanh Canvas hiệu quả cần phải phân khúc khách hàng theo những tiêu chí cụ thể như: sở thích, thói quen tiêu dùng, giới tính, tuổi tác.
Để những phân khúc khách hàng chính có thể hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần nắm vững được nhu cầu của khách hàng hiện tại và dự đoán được thị hiếu của họ trong tương lai. Sau cùng, nhà quản lý tiến hành đánh giá kỹ lưỡng khách hàng của mình thông qua nhu cầu của họ trong thời điểm hiện tại
Với mỗi đối tượng khách hàng thì cần có mức độ ưu tiên khác nhau và chỉ rõ ra những khách hàng tiềm năng có thể tiếp cận trong tương lai. Chân dung khách hàng được khắc họa càng rõ nét thì mô hình Canvas hoạt động càng hiệu quả.
Những câu hỏi dưới đây chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp bạn phân khúc khách hàng dễ dàng hơn:
- Doanh nghiệp bạn giải quyết vấn đề cho những ai?
- Ai là người sẽ cần tới những sản phẩm hay dịch vụ của bạn?
- Nếu đó là một doanh nghiệp khác vậy đặc điểm của doanh nghiệp ấy là gì?
- Dịch vụ hay sản phẩm của bạn hấp dẫn giới tính nào?
- Chúng có hấp dẫn những người trẻ trong độ tuổi từ 20 – 30 tuổi hay thanh thiếu niên không?
- Những người tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn là gì?
#2 Đề xuất giá trị (Value Propositions)
Đề xuất các giá trị chính là nền tảng giúp doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp ấy có thể phát triển hơn trong tương lai. Chính việc trao đổi giá trị giữa doanh nghiệp và khách hàng có thể tạo nên dấu ấn riêng giữa bạn với những đối thủ cạnh tranh khác. Để có thể đề xuất giá trị cho doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi:
- Vấn đề doanh nghiệp có thể giải quyết là gì?
- Tại sao một ai đó lại cần giải quyết vấn đề này
- Động lực cơ bản giúp doanh nghiệp bạn tự tin về khả năng giải quyết vấn đề này là gì?
Một phương pháp khác giúp xác định được từng sản phẩm dịch vụ dành cho từng phân khúc khách hàng chính là dựa vào tháp nhu cầu Maslow. Cần lưu ý rằng mục tiêu mà công ty đang muốn tạo ra cho từng phân khúc khách hàng phải phù hợp với chuỗi giá trị đề xuất.
#3. Kênh phân phối và truyền thông (Channels)
Có thể hiểu kênh phân phối truyền thông được định nghĩa chính là phương tiện giúp khách hàng có thể tiếp nhận được giá trị doanh nghiệp bạn. Hiểu đơn giản hơn thì đó chính là cầu nối giữa khách hàng với doanh nghiệp.
Khi xây dựng mô hình kinh doanh Canvas, cần phải tự đặt ra câu hỏi và tìm ra được câu trả lời để hiểu được kênh tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất là gì. Ví dụ như:
- Làm thế nào để phân khúc khách hàng có thể tiếp nhận được đề xuất giá trị của doanh nghiệp
- Khách hàng của doanh nghiệp ở đâu?
- Họ có sử dụng mạng xã hội không? Đó là những trang mạng xã hội nào?
- Họ thường có những thói quen gì?
Thông thường sẽ có hai loại kênh cơ bản có thể tham khảo đó chính là:
- Kênh thuộc quyền sở hữu của công ty
- Kênh của đối tác, nhà phân phối
Một doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai kênh hoặc cả hai để có thể quá trình tiếp thị sản phẩm, dịch vụ hiệu quả hơn. Một số kênh truyền thông được các doanh nghiệp ứng dụng mô hình kinh doanh Canvas sử dụng đó chính là: Truyền thông xã hội, email marketing, SEO (tối ưu hoá công cụ tìm kiếm), Digital Marketing, Viral Marketing,… Việc hiểu làm thế nào để tiếp cận khách hàng đóng phải trò vô cùng quan trọng trong việc kiến tạo nên thành công của doanh nghiệp bạn.
#4. Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)
Mối quan hệ khách hệ khách hàng chính là cách để doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng của mình. Rõ ràng, đây là bước quan trọng cần phải tiến hành ngay sau khi phác thảo rõ ràng được chân dung khách hàng của từng phân khúc.
Quan hệ khách hàng được phân ra thành 6 loại sau:
- Hỗ trợ cá nhân: doanh nghiệp và khách hàng tương tác trực tiếp qua nhân viên hỗ trợ, chăm sóc khách hàng.
- Hỗ trợ cá nhân chuyên dụng: Mối quan hệ này được hình thành dựa trên sự tương tác, gắn bó chặt chẽ của khách hàng với doanh nghiệp thông qua một đại diện. Đại diện này được chỉ định bởi một nhóm khách hàng trước đó và chính họ sẽ là người chịu trách nhiệm về những trải nghiệm giữa khách hàng với công ty.
- Tự phục vụ: doanh nghiệp sẽ cung cấp các công cụ để giúp khách hàng tự phục vụ chính mình.
- Dịch vụ tự động: Có thể coi đây chính là mối quan hệ tự phục vụ tuỳ chỉnh bởi nó được hình thành dựa trên những trải nghiệm mua sắm trước đây của khách hàng. Từ đó từng bước hướng tới việc tiến hành cải thiện tổng thể.
- Cộng đồng: Khi mà công nghệ ngày càng phát triển thì khách hàng và doanh nghiệp có thể giao tiếp trực tiếp với nhau. Từ đó giúp cho trải nghiệm khách hàng ngày càng được nâng cao. Thông qua việc chia sẻ trải nghiệm mua hàng hay sử dụng dịch vụ của mình rộng rãi có thể giúp doanh nghiệp phát huy điểm mạnh, rút ra kinh nghiệm phát triển trong tương lai.
- Đồng sáng tạo: Doanh nghiệp tạo điều kiện cho khách hàng tham gia trực tiếp vào những quá trình xây dựng sản phẩm cũng như dịch vụ.
#5. Dòng doanh thu (Revenue Stream)
Có thể hiểu luồng doanh thu chính là cách thức giúp doanh nghiệp có thể chuyển đổi các đề xuất giá trị cũng như những giải pháp xử lý vấn đề cho khách hàng thành những lợi ích tài chính cho công ty.
Dưới đây chính là một số mô hình doanh thu thường được các doanh nghiệp áp dụng:
- Yêu cầu trả phí khi sử dụng sản phẩm (hoặc trả cho mỗi lượt xem, đăng ký,…)
- Thu các loại phí dịch vụ
- Tỷ lệ cố định
- Đăng ký
- Cổ tức
- Thu phí môi giới
- Tiến hành tăng vốn chủ sở hữu
Để có thể chắc chắn thu lợi nhuận lâu dài thì doanh nghiệp cần phải xác định một mức giá hiệu quả cho sản phẩm hay dịch vụ.
#6. Nguồn lực chính (Key Resources)
Nguồn lực chính giúp mỗi doanh nghiệp không ngừng phát triển đó chính là: con người, tài chính, trí tuệ và thể chất.
Với những công ty khởi nghiệp, việc nắm chắc được nguồn lực sẽ đóng vai trò quan trọng. Bởi khi nắm được chính xác những gì mình đang có, thế mạnh mình đang sở hữu thì mới cho ra đời những ý tưởng rõ ràng về sản phẩm dịch vụ tốt nhất đưa tới khách hàng.
Trong khi áp dụng mô hình kinh doanh Canvas, doanh nghiệp cần đầu tư một cách khôn khéo vào những nguồn.
#7. Hoạt động chính (Key Activities)
Hoạt động chính của doanh nghiệp chính là những hành động mà doanh nghiệp thực hiện để từ đó có thể đề xuất giá trị cho khách hàng. Để có thể xác định được hoạt động chính của doanh nghiệp thì cần phải xác định rõ ràng:
- Những hoạt động doanh nghiệp có thể thực hiện để có thể đem tới giá trị cho khách hàng.
- Tài nguyên được sử dụng
- Thời gian,công nghệ, chiến lược cần thiết để thực hiện những hoạt động
- Chuyên môn của doanh nghiệp
- Quá trình phân phối sản phẩm
Những hoạt động trên sẽ giúp mô hình kinh doanh Canvas trở nên hiệu quả.
Những hoạt động này là các quá trình quan trọng nhất cần phải thực hiện để mô hình kinh doanh Canvas trở nên hiệu quả. Từ đó đánh giá tác động và tiến hành loại bỏ những hoạt động không cần thiết.
#8. Đối tác chính (Key Partnerships)
Việc hợp tác với những công ty đối thủ khác sẽ giúp doanh nghiệp có thể vận hành hiệu quả hơn và và sản xuất ra những sản phẩm với chất lượng tốt nhất cho khách hàng.
Quan hệ với các đối tác có thể được phân loại như sau:
- Liên minh chiến lược giữa các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh (hợp tác)
- Liên doanh
- Tạo mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp.
#9. Cơ cấu chi phí (Cost Structure)
Cấu trúc chi phí chính là những khoản tiền mà doanh nghiệp cần để chi trả cho toàn bộ hoạt động doanh nghiệp.
Một số đặc điểm của cấu trúc chi phí:
- Chi phí cố định: Những loại chi phí không thay đổi trong một khoảng thời gian
- Chi phí biến đổi: Những loại chi phí sẽ thay đổi tùy theo những thay đổi trong sản xuất.
- Tính kinh tế theo quy mô: Chi phí này sẽ giảm khi sản xuất tăng.
- Tính kinh tế của phạm vi: Chi phí này sẽ giảm thông qua cách đầu tư vào các doanh nghiệp liên quan đến sản phẩm cốt lõi.
Việc doanh nghiệp có thể xác định được rõ ràng, rành mạch những chi phí cần thiết trong hoạt động doanh nghiệp là minh chứng cho một mô hình kinh doanh tốt. Sau khi đã xác định được tới bước này việc lên khung chi phí và tạo kế hoạch cụ thể sẽ khiến những khoản chi phí trên trở nên trực quan hơn. Khi đã hoàn thành những bước nêu trên chắc chắn mô hình kinh doanh Canvas sẽ thực sự trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết.
Như vậy áp dụng mô hình kinh doanh Canvas trong hoạt động của doanh nghiệp là một lựa chọn tối ưu, đúng đắn. Mô hình không chỉ giúp cắt giảm các chi phí không cần thiết mà còn hướng tới đơn giản hoá quy trình vận hành. Với mô hình Business Model Canvas (BMC) nhà quản lý có thể tự tin chèo lái doanh nghiệp của mình vươn tới thành công trong tương lai không xa.