THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP KINH DOANH MÔI GIỚI BẢO HIỂM
I. Khái niệm môi giới bảo hiểm là gì?
-
Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
Căn cứ pháp lý: khoản 4 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000.
II. Nội dung của hoạt động môi giới bảo hiểm
-
Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm;
-
Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm;
-
Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm;
-
Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
Căn cứ pháp lý: Điều 90 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000.
III. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
-
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm. Hoa hồng môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm.
-
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có nghĩa vụ:
-
Thực hiện việc môi giới trung thực;
-
Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;
-
Bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra.
-
Căn cứ pháp lý: Điều 91 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000
IV. Tiêu chuẩn chung đối với người đứng đầu các nghiệp vụ
-
Không thuộc một trong các đối tượng sau;
-
Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân;
-
Cán bộ công chức, viên chức;
-
Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
-
Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước;
-
Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
-
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án.
-
-
Trong 03 năm liên tục trước thời điểm bổ nhiệm:
-
Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm;
-
Không bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải;
-
Không trực tiếp liên quan đến vụ án đã bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố theo quy định pháp luật tại thời điểm được bổ nhiệm.
-
-
Có bằng đại học hoặc trên đại học;
-
Có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm phù hợp với lĩnh vực phụ trách do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp. Đối với người đứng đầu bộ phận tái bảo hiểm hoặc đầu tư phải có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về tái bảo hiểm hoặc đầu tư do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp;
-
Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm hoặc lĩnh vực chuyên môn dự kiến đảm nhiệm;
-
Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Căn cứ pháp lý: Điều 26, 27, 28, 29 Nghị định 73/2016 /nđ-cp hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm
V. Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
A. Đối với tổ chức Việt Nam
-
Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn:
-
Không thuộc một trong các đối tượng sau:
-
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân;
-
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
-
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
-
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước;
-
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
-
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án.
-
-
Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
-
Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
-
Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;
-
Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.
-
-
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến được thành lập:
-
Có vốn điều lệ đã góp (đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), vốn được cấp (đối với chi nhánh nước ngoài) không thấp hơn mức vốn pháp định sau:
-
a) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam;
-
b) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.
-
-
Có loại hình doanh nghiệp, Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài).
-
Có người quản trị, điều hành dự kiến;
-
B. Đối với tổ chức nước ngoài:
-
Ngoài những điều kiện nêu trên thì đối với tổ chức nước ngoài còn phải thêm các điều kiện sau đây:
-
Là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm tại Việt Nam;
-
Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm;
-
Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động môi giới bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
-
Căn cứ pháp lý: Điều 9 Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm
VI. Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài
-
Đảm bảo tuân thủ các điều kiện sau:
-
Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
-
Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.
-
Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật;
-
Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.
-
-
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp và trong tình trạng tài chính bình thường;
-
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động môi giới bảo hiểm trong lĩnh vực dự kiến tiến hành ở Việt Nam.
Căn cứ pháp lý: Điều 106 Luật kinh doanh bao hiểm năm 2000
VII. Điều kiện thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam
-
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đã hoạt động năm năm trở lên;
-
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài có quan hệ hợp tác với các cơ quan, tổ chức Việt Nam.
Căn cứ pháp lý: Điều 107 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000